Bối cảnh Hội_nghị_bàn_tròn_Hà_Lan-Indonesia

Ngày 28 tháng 1 năm 1949, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết chỉ trích cuộc tấn công quân sự mà Hà Lan mới tiến hành nhằm chống lực lượng cộng hòa tại Indonesia và yêu cầu phục hồi chính phủ cộng hòa. Nghị quyết cũng thúc giục nối lại đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình giữa hai bên[1]

Hiệp định Roem-van Roijen ký vào ngày 6 tháng 7, xác nhận hiệu lực của nghị quyết Hội đồng Bảo an, trong đó Mohammad Roem phát biểu rằng nước Cộng hòa Indonesia, với các lãnh tụ vẫn đang lưu vong trên đảo Bangka, sẽ đàm phán trong một hội nghị bàn tròn nhằm làm tăng tốc độ chuyển giao chủ quyền.[2]

Chính phủ Indonesia trở lại thủ đô lâm thời Yogyakarta vào ngày 6 tháng 7 năm 1949 sau hơn 6 tháng lưu vong. Nhằm đảm bảo lập trường tương đồng trong đàm phán giữa các đại biểu của Cộng hòa và liên bang, trong nửa cuối tháng 7 năm 1949 và từ ngày 31 tháng 7 – 2 tháng 8, các hội nghị liên Indonesia được tiến hành tại Yogyakarta giữa toàn bộ các nhà cầm quyền hợp thành trong Hợp chúng quốc Indonesia tương lai. Những người tham dự chấp thuận dựa trên các nguyên tắc cơ bản và khuôn khổ hiến pháp[3]

Các cuộc thảo luận sơ bộ tiếp theo do Uỷ ban Liên Hiệp quốc về Indonesia tại Jakarta bảo trợ, hội nghị bàn tròn được quyết định sẽ diễn ra tại Den Haag.

Liên quan

Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019 Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 Hội nghị Lập hiến (Hoa Kỳ) Hội nghị Thành Đô Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ 2018 Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu Hội Nam Hướng đạo Mỹ Hội Nữ Hướng đạo Mỹ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội Người cao tuổi Việt Nam